chuyển đổi số

Báo cáo - Thống kê ;baocaothongke

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin địa phương; thongtindiaphuong

Display portlet menu
end portlet menu bar
Đề tài nghiên cứu khoa học

TUYÊN TRUYỀN TRIỂN KHAI LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

03/03/2014 11:45
Màu chữ Cỡ chữ

TUYÊN TRUYỀN TRIỂN KHAI LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 ĐƯỢC QUỐC HỘI KỲ HỌP THỨ 5 THÔNG QUA

 NGÀY 18 THÁNG 6 NĂM 2013

 

 

* Nội dung cơ bản và những điểm mới của Luật KH&CN năm 2013 như sau:

- Luật KH&CN năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, bao gồm 11 chương, 81 Điều.

- So với Luật KH&CN năm 2000, Luật KH&CN năm 2013 có nhiều nội dung mới, quy định rõ hơn, hợp lý hơn, phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết TW6 về nhiệm vụ, nguyên tắc của hoạt động KH&CN, chính sách của Nhà nước về phát triển KH&CN; làm rõ hơn vị trí, vai trò của tổ chức KH&CN, sắp xếp lại mạng lưới tổ chức KH&CN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN, hiệu quả đầu tư cho KH&CN; các cơ chế, chính sách và biện pháp đào tạo, thu hút và sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân lực KH&CN; các biện pháp sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước, khuyến khích mạnh mẽ và huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động KH&CN; đẩy mạnh việc ứng dụng kết quả  nghiên cứu KH&CN vào sản xuất, kinh doanh; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KH&CN; phát triển thị trường KH&CN….

Nội dung cơ bản và những điểm mới của Luật KH&CN năm 2013 so với Luật KH&CN 2000 được thể hiện cụ thể như sau:

1. Bỏ Lời nói đầu cho phù hợp với thông lệ ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện nay. Một số nội dung của Lời nói đầu được đưa xuống điều quy định về chính sách của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN.

2. Chương I về những quy định chung gồm 08 điều (từ Điều 1 đến Điều 8). So với Luật KH&CN năm 2000, có một số điểm mới sau đây: bổ sung các điều về đối tượng áp dụng, chính sách của Nhà nước về KH&CN; chỉnh sửa, bổ sung một số từ ngữ trong điều giải thích từ ngữ; chỉnh sửa điều về nguyên tắc hoạt động KH&CN, nhiệm vụ của hoạt động KH&CN, các hành vi bị cấm; bổ sung điều về ngày KH&CN Việt Nam; bỏ điều về mục tiêu của hoạt động KH&CN, trách nhiệm của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động KH&CN.

3. Chương II về tổ chức KH&CN gồm 10 điều (từ Điều 9 đến Điều 18), được chia thành 02 mục. So với Luật KH&CN 2000, có một số điểm mới sau đây:

Sửa đổi, bổ sung các quy định làm rõ hình thức, phân loại các tổ chức KH&CN (Điều 9); quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập (Điều 10) để bảo đảm phát triển đồng bộ các lĩnh vực KH&CN, thực hiện có hiệu quả các hoạt động KH&CN; quy định rõ điều kiện thành lập, đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN (Điều 11), thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức KH&CN (Điều 12) cho phù hợp với thực tiễn, với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; bổ sung một số quyền và nghĩa vụ của tổ chức KH&CN cho đầy đủ hơn, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN (Điều 13, 14); bổ sung quy định về thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN nước ngoài tại Việt Nam để hoạt động KH&CN và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động KH&CN (Điều 15) và quy định về đánh giá, xếp hạng tổ chức KH&CN (các điều 16, 17 và điều 18).

4. Chương III về cá nhân hoạt động KH&CN và phát triển nguồn nhân lực KH&CN gồm 06 điều (từ Điều 19 đến Điều 24) quy định rõ các nội dung sau đây: chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ; quyền và nghĩa vụ của cá nhân hoạt động KH&CN; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học; ưu đãi trong việc sử dụng nhân lực, nhân tài KH&CN; thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài.

5. Chương IV về xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN gồm 19 điều (từ Điều 25 đến Điều 43);

6. Chương V về ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phổ biến kiến thức KH&CN gồm 05 điều (từ Điều 44 đến Điều 48);

7. Chương VI về đầu tư, tài chính phục vụ phát triển KH&CN gồm 17 điều (từ Điều 49 đến Điều 65);

8. Chương VII về xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển thị trường KH&CN gồm 04 điều (từ Điều 66 đến Điều 69);

9. Chương VIII về hội nhập quốc tế về KH&CN gồm 03 điều (từ Điều 70 đến Điều 72). Đây là chương mới, thay thế cho chương về hợp tác quốc tế của Luật KH&CN 2000;

10. Chương IX về trách nhiệm quản lý Nhà nước về KH&CN thay cho các quy định của Luật KH&CN 2000 về “ Quản lý nhà nước về KH&CN”, gồm 04 Điều (từ Điều 73 đến Điều 76);

11. Chương X về khen thưởng và xử lý vi phạm gồm 03 Điều (từ Điều 77 đến Điều 79);

12. Chương XI về Điều khoản thi hành, gồm 02 Điều (Điều 80, Điều 81)

 

                                                      

                                                                   

Nguyễn Thanh Phong Phòng Kinh tế và Hạ tầng

Các tin khác

Thông tin Đảng - Đoàn thể;thongtindangdoanthe

Display portlet menu
end portlet menu bar