chuyển đổi số

Báo cáo - Thống kê ;baocaothongke

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin địa phương; thongtindiaphuong

Display portlet menu
end portlet menu bar
Chiến lược

Trăn trở con đường từ lúa thành gạo

14/03/2012 10:53
Màu chữ Cỡ chữ

“Năm 2011, ĐBSCL sản xuất hơn 4 triệu ha lúa, sản lượng hơn 23 triệu tấn. Thất thoát lúa khi thu hoạch và sau thu hoạch khoảng 13,7%, tương đương 3,17 triệu tấn lúa”. Đây là con số thất thoát kỷ lục được các nhà khoa học đưa ra tại hội thảo “Nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa gạo – Các giải pháp sau thu hoạch” do Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cần Thơ ngày 7-3.

Theo đánh giá của các nhà khoa học ở Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, gần đây, lực lượng lao động nông thôn dồn về các đô thị lớn khiến tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động nông nghiệp vào những thời điểm thu hoạch lúa. Nông dân thu hoạch không đúng thời điểm làm tăng tổn thất hạt trên đồng, giảm chất lượng hạt gạo.

Từ nghiên cứu của các viện, trường, các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến như san phẳng ruộng lúa điều khiển bằng laser, máy gặt đập liên hợp, máy sấy lúa… đã được chuyển giao cho nông dân áp dụng rộng rãi trên đồng ruộng và trong khâu sấy lúa. Cùng với những chính sách tín dụng thông thoáng, các kỹ thuật sản xuất, thu hoạch, sấy tiên tiến đã được nông dân đón nhận và phát huy hiệu quả, phần nào nâng cao giá trị và lợi nhuận từ nghề trồng lúa.

Tuy nhiên, quá trình chuyển giao công nghệ sau thu hoạch cũng gặp nhiều trắc trở. Có lúc các doanh nghiệp lương thực cố đi theo hướng máy sấy tháp, tạo bước nhảy vọt nhưng “rơi” giữa chừng hoặc áp dụng máy sấy vỉ ngang chất lượng thấp hiệu quả kém nên không đến đích sấy. Từ đó, hình thành quy trình ngược không sấy lúa, lại sấy gạo: hạt lúa sau khi bóc vỏ thành gạo lức, lại “lang thang” vài tuần rồi mới được xát trắng và lau bóng, làm chất lượng gạo giảm.

Theo các nhà khoa học Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, khuyến nông trong giai đoạn hiện nay cần chỉ dẫn nông dân, doanh nghiệp hướng đến sử dụng máy sấy để đạt chất lượng chứ không phải giảm hao hụt số lượng. Nông dân và doanh nghiệp kết hợp chặt mới giải quyết dứt điểm vấn đề sấy lúa. Chủ trương sản xuất theo “cánh đồng mẫu lớn” của Bộ NN-PTNT kết nối giữa nông dân và doanh nghiệp rất phù hợp với yêu cầu sấy lúa.

Các tin khác

  • NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VĨNH THẠNH (03/01/2014)
  • Huyện Vĩnh Thạnh thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013 (03/01/2014)
  • Năm 2016, hoàn thành mở rộng quốc lộ 1 tuyến từ Hà Nội đến Cần Thơ (14/03/2012)
  • Thành phố Cần Thơ phát triển công nghiệp gắn với xuất khẩu (14/03/2012)
  • Sinh hoạt Nữ công Kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (14/03/2012)
  • Dạy nghề miễn phí cho phụ nữ khó khăn (14/03/2012)
  • Cần 126.415 tỉ đồng mở rộng quốc lộ 1 (14/03/2012)
  • Sẽ đầu tư cao tốc Bắc – Nam theo trọng tâm từng đoạn tuyến (14/03/2012)
  • Trang đầu 1 Trang cuối

Thông tin Đảng - Đoàn thể;thongtindangdoanthe

Display portlet menu
end portlet menu bar