chuyển đổi số

Báo cáo - Thống kê ;baocaothongke

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin địa phương; thongtindiaphuong

Display portlet menu
end portlet menu bar
Thông tin tuyên truyền

Hướng dẫn cung cấp thông tin cho báo chí

09/08/2021 01:49
Màu chữ Cỡ chữ

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà báo, phóng viên tác nghiệp trên địa bàn, cũng như các sở, ban, ngành; Uỷ ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố (sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị) làm việc và cung cấp thông tin cho báo chí theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Cần Thơ hướng dẫn một số nội dung như sau:

I.      TIẾP NHẬN THÔNG TIN BAN ĐẦU

1.      Phân công bộ phận tiếp nhà báo, phóng viên

Đề nghị các cơ quan, đơn vị phân công bộ phận tiếp nhà báo, phóng viên tại bộ phận văn phòng (gọi chung là bộ phận tiếp nhận thông tin ban đầu) để thực hiện việc tiếp nhận thông tin. Khi có người giới thiệu là nhà báo, phóng viên đến đăng ký làm việc, bộ phận tiếp nhận thông tin ban đầu cần kiểm tra giấy tờ theo quy định:

-     Đề nghị xuất trình Thẻ Nhà báo còn thời hạn do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Không chấp nhận Thẻ Phóng viên, Thẻ Cộng tác viên, Thẻ Công tác, Thẻ Tác nghiệp, Thẻ Biên tập viên... của cơ quan báo chí thay cho Thẻ Nhà báo (Thẻ Nhà báo là loại thẻ duy nhất được pháp luật công nhận trong hoạt động báo chí).

-     Trường hợp phóng viên chưa có Thẻ Nhà báo: Đề nghị xuất trình Giấy giới thiệu (bản chính) của cơ quan báo chí cử đến làm việc do lãnh đạo cơ quan báo chí (Tổng Biên tập hoặc Phó Tổng Biên tập) ký, kèm theo Chứng minh thư Nhân dân hoặc Thẻ Căn cước công dân để xác minh. Lưu ý: Không chấp nhận Giấy giới thiệu do văn phòng đại diện cấp cho phóng viên chưa có Thẻ Nhà báo đi tác nghiệp.

+ Giấy giới thiệu hợp lệ phải ghi rõ: Họ và tên phóng viên; làm việc với cơ quan, tổ chức nào; nội dung, thời gian làm việc cụ thể. Giấy giới thiệu phải có đóng dấu và chữ ký của lãnh đạo cơ quan báo chí và đang trong thời gian còn hiệu lực (Theo Công văn số 3366/BTTTT-CBC).

+ Trường hợp không xuất trình được một trong hai loại giấy tờ trên, cơ quan, đơn vị, người có trách nhiệm được phép từ chối làm việc và cung cấp thông tin cho báo chí.

+ Căn cứ nội dung, mục đích thu thập thông tin mà nhà báo, phóng viên đề nghị hoặc ghi trong giấy giới thiệu nếu không đúng với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí được ghi trong Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, thì được phép từ chối không làm việc và cung cấp thông tin.

Tôn chỉ, mục đích của các cơ quan báo chí truy cập tại địa chỉ: https://mic.gov.vn/Pages/TinTuc/142418/Ton-chi-muc-dich-cac-co-quan-bao- chi.html

2.     Đăng ký, sắp xếp lịch làm việc

-     Trường hợp nhà báo, phóng viên đã đăng ký lịch làm việc với lãnh đạo cơ quan, đơn vị từ trước (qua văn bản, điện thoại, email...): Lãnh đạo cơ quan, đơn vị thông báo cho bộ phận tiếp nhận thông tin ban đầu để đón tiếp nhà báo, phóng viên.

-     Trường hợp nhà báo, phóng viên chưa có lịch hẹn trước: Bộ phận tiếp nhận thông tin ban đầu sau khi kiểm tra Thẻ Nhà báo hoặc Giấy giới thiệu (kèm Chứng minh thư Nhân dân hoặc Thẻ Căn cước công dân), thì đề nghị nhà báo, phóng viên đăng ký lịch làm việc, thời gian, nội dung cụ thể. Khi đã có đầy đủ thông tin, kịp thời xin ý kiến lãnh đạo về lịch tiếp nhà báo, phóng viên. Bộ phận tiếp nhận thông tin ban đầu phải thông báo rõ thời gian, địa điểm tiếp nhà báo, phóng viên để làm việc trực tiếp hoặc cung cấp thông tin theo hình thức được quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật Báo chí.

-     Trường hợp khẩn cấp (thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh...): Các cơ quan, đơn vị cần chuẩn bị sẵn nội dung liên quan đến vụ việc dưới dạng Thông cáo báo chí như: Thời gian, địa điểm xảy ra sự việc, mức độ thiệt hại về người và tài sản (nếu có), trách nhiệm của các cấp, ngành, hướng xử lý tiếp theo... đồng thời, cử người sẵn sàng cung cấp ngay thông tin cho báo chí. Các thông tin cung cấp cần đảm bảo cập nhật, thống nhất đến thời điểm cung cấp.

II.    NỘI DUNG LÀM VIỆC VỚI NHÀ BÁO, PHÓNG VIÊN

1.    Trường hợp nhà báo, phóng viên đến đề nghị cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin phục vụ hoạt động tác nghiệp báo chí

-     Theo Khoản 1 Điều 38 Luật Báo chí quy định: Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp. Việc cung cấp thông tin cho báo chí có thể bằng văn bản, trên trang thông tin điện tử tổng hợp, họp báo, trả lời phỏng vấn và các hình thức khác. Cơ quan báo chí phải sử dụng chuẩn xác nội dung thông tin được cung cấp và phải nêu rõ xuất xứ nguồn tin.

- Căn cứ lịch hẹn, nội dung đăng ký làm việc của nhà báo, phóng viên, cơ quan, đơn vị giao cho các bộ phận liên quan chuẩn bị nội dung thông tin cần cung cấp, thống nhất thời gian cung cấp thông tin với nhà báo, phóng viên và cử người của đơn vị cung cấp thông tin cho báo chí. Cơ quan, đơn vị lựa chọn hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được quy định tại Điều 4 Nghị định số 09/2017/NĐ-CP.

Lưu ý: Khi làm việc với nhà báo, phóng viên thì cơ quan, đơn vị cần sao chụp lại Thẻ Nhà báo, Giấy giới thiệu (kèm Chứng minh thư Nhân dân hoặc Thẻ Căn cước công dân); phiếu yêu cầu phỏng vấn hoặc phiếu cung cấp thông tin, dự thảo bài phỏng vấn... (nếu có), để lưu hồ sơ. Trong quá trình làm việc cần thông báo rõ việc ghi âm, ghi hình (nếu có) toàn bộ buổi làm việc giữa Người phát ngôn của cơ quan, đơn vị với nhà báo, phóng viên.

2.    Trường hợp nhà báo, phóng viên thực hiện phỏng vấn

-    Việc trả lời phỏng vấn trên báo chí thực hiện theo Điều 40, Luật Báo chí, cụ thể như sau:

+ Người phỏng vấn (nhà báo, phóng viên) phải thông báo trước cho người được phỏng vấn biết mục đích, yêu cầu và câu hỏi phỏng vấn. Trường hợp cần phỏng vấn trực tiếp, không có thông báo trước thì phải được người trả lời phỏng vấn đồng ý. Trường hợp nhà báo, phóng viên không đăng ký lịch làm việc hoặc không thông báo cụ thể nội dung làm việc trước, thì cơ quan, đơn vị có thể từ chối trả lời phỏng vấn.

+ Sau khi phỏng vấn, trên cơ sở thông tin, tài liệu của người trả lời phỏng vấn, người phỏng vấn có quyền thể hiện bằng các hình thức phù hợp. Người phỏng vấn phải thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn. Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát. Cơ quan báo chí và người phỏng vấn phải thực hiện yêu cầu đó.

+ Nhà báo không được dùng những ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi qua điện thoại, hoặc nói chuyện có nhà báo tham dự để chuyển thành bài phỏng vấn, nếu không được sự đồng ý của người phát biểu.

+ Cơ quan báo chí, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đăng, phát trên báo chí.

-    Các cơ quan, đơn vị cần hạn chế tối đa việc trả lời phỏng vấn qua điện thoại khi chưa biết rõ người gọi đến để phòng ngừa các trường hợp giả danh nhà báo, phóng viên. Trường hợp khẩn cấp (thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh...), nếu cần phải trả lời ngay qua điện thoại các câu hỏi của cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên thì cần đề nghị nhà báo, phóng viên xưng danh, tên cơ quan báo chí để biết và kiểm soát thông tin. Trong quá trình trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin cho nhà báo, phóng viên qua điện thoại, cơ quan, đơn vị cần ghi âm toàn bộ nội dung cuộc điện thoại, quá trình cung cấp thông tin để đối chiếu với bài viết của nhà báo, phóng viên, bảo đảm nội dung thông tin đăng trên báo chí đúng với nội dung được cơ quan, đơn vị cung cấp và đúng với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đó.

III.    TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ, KHIẾU NẠI CỦA TỔ CHỨC CÔNG DÂN HOẶC TỐ CÁO CỦA CÔNG DAN do cơ quan báo chí chuyển đến

1.    Khoản 1 Điều 39 Luật Báo chí quy định: Người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người đứng đầu cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời trên báo chí.

2.      Khoản 2 Điều 39 Luật Báo chí quy định: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân và tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyển đến, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thông báo cho cơ quan báo chí biết biện pháp giải quyết.

3.    Nếu quá thời hạn nêu trên mà không nhận được thông báo của cơ quan, tổ chức thì cơ quan báo chí có quyền chuyển ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân đến cơ quan cấp cao hơn có thẩm quyền giải quyết hoặc đưa vấn đề đó lên báo chí.

IV.      PHẢN HỒI THÔNG TIN

1.    Khoản 4 Điều 39 Luật Báo chí quy định: Cơ quan, tổ chức, công dân có quyền yêu cầu cơ quan báo chí trả lời vấn đề mà cơ quan báo chí đã thông tin; cơ quan báo chí có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan, tổ chức, công dân.

2.    Khoản 1, Điều 43 Luật Báo chí quy định: Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Sở Thông tin và Truyền thông) hoặc khởi kiện tại Tòa án.

V.         PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ

Thực hiện theo quy định tại Nghị định 09/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính Nhà nước, được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của thành phố Cần Thơ.

VI.    CÁC TRƯỜNG HỢP CÓ QUYỀN TỪ CHỐI CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ

Theo Khoản 2 Điều 38 Luật Báo chí quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp sau đây:

1.     Thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

2.     Thông tin về vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan điều tra cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

3.     Thông tin về vụ việc đang trong quá trình thanh tra, nhưng chưa có kết luận thanh tra; vụ việc đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định của pháp luật chưa được phép công bố.

4.     Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố.

VII.     DANH SÁCH VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, PHÓNG VIÊN THƯỜNG TRÚ CƠ QUAN BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BAN

1.     Danh sách các cơ quan báo chí có đặt văn phòng đại diện, hoặc cử phóng viên thường trú trên địa bàn được cập nhật thường xuyên và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Thông tin và Truyên thông tại địa chỉ:

http://sotttt.cantho.gov.vn/don vi-doanh nghiep lien quan

2.     Khi phát hiện các hành vi sai phạm trong hoạt động của nhà báo, phóng viên cơ quan báo chí hoặc phát hiện những người lợi dụng danh nghĩa nhà báo, phóng viên để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn, đề nghị các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm lưu lại bằng chứng, kịp thời phản ánh và cung cấp thông tin đến Sở Thông tin và Truyền thông (Điện thoại: 02923.817768; 02923.811502) hoặc UBND, Công an nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố để phối họp xử lý.

Mọi thông tin chi tiết về hỗ trợ, hướng dẫn cung cấp thông tin cho báo chí, các cơ quan, đơn vị có thể liên hệ: Phòng Thông tin - Báo chí - Xuất bản thuộc Sở Thông tin và Truyền thông, điện thoại: 02923.817768.

Các tin khác

  • Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn xã Vĩnh Bình (28/06/2024)
  • Tín dụng chính sách xã hội lan tỏa rộng khắp, hiệu quả (27/06/2024)
  • Hiệu quả từ việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí Thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Tín dụng Chính sách trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh. (27/06/2024)
  • bước đột phá trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh (21/06/2024)
  • Đường lối đúng đắn mang lại hiệu quả qua từng năm theo Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (20/06/2024)
  • tập huấn nghiệp vụ tín dụng chính sách xã hội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng với các Hội đoàn thể nhận ủy thác (12/06/2024)
  • Tập huấn nghiệp vụ tín dụng chính sách xã hội năm 2024 tại xã Thạnh Mỹ (07/06/2024)
  • Tập huấn nghiệp vụ cho Cán bộ Ban giảm nghèo cấp xã, Trưởng ấp, Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn năm 2024 (18/05/2024)
  • Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Thạnh đồng hành cùng chương trình “Cặp lá yêu thương” (09/01/2024)
  • Về việc công nhận kết quả trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục năm 2023 (30/10/2023)
  • Trang đầu 123 Trang cuối

Thông tin Đảng - Đoàn thể;thongtindangdoanthe

Display portlet menu
end portlet menu bar