- Lấy ý kiến về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã, cấp tỉnh
- Lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (Quý I năm 2025)
- Kết quả trúng tuyển công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thị trấn Vĩnh Thạnh năm 2024
- Thông báo danh sách dự tuyển và thi vong 2 xét tuyển Chỉ huy Trưởng Ban CHQS thị trấn Vĩnh Thạnh
- Lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (Quý IV năm 2024)
- Vĩnh Thạnh - hoạt động giáo dục năm 2019
- Vĩnh Thạnh - công tác Tuyên giáo năm 2019
- Vĩnh Thạnh - công tác y tế năm 2019 kế hoạch hoạt động năm 2020
- Vĩnh Thạnh - chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp năm 2019
- Tài nguyên – Môi trường - Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2018
- PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN VĨNH THẠNH TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024
- Mức cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tăng từ 20 lên 50 triệu đồng
- V/v thực hiện Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn xã Vĩnh Bình
- Tín dụng chính sách xã hội lan tỏa rộng khắp, hiệu quả
- PHỤNG DƯỠNG MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG LÀ TRÁCH NHIỆM THIÊN LIÊNG NHẤT
- CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
- Phổ biến một số chính sách cho vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội
- Giải quyết khó khăn dự án xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi
- Thị trấn Vĩnh Thạnh - tiến độ thực hiện xây dựng đô thị quý I năm 2019
Tăng cường quản lý loài ngoại lai xâm hại
Trong thời gian qua, tình trạng nuôi trồng, phóng sinh loài ngoại lai xâm hại đang tiếp tục diễn ra, tiềm ẩn các mối đe dọa tới đa dạng sinh học và các lĩnh vực phát triển kinh tế.
Từ bài học trước đây việc nhập ốc bươu vàng để phát triển kinh tế đã trở thành đại dịch làm điêu đứng ngành nông nghiệp Việt Nam và đến nay, loài này vẫn đang tiếp tục gây hại cho mùa màng. Ngoài ra, các loài khác như: rùa tai đỏ, tôm hùm nước ngọt,... cũng là những loài được quốc tế cảnh báo xâm hại nguy hiểm, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, các ngành kinh tế nhưng vẫn tiếp tục được nhập khẩu, phát tán và nuôi trồng tự phát tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ sinh thái tự nhiên Việt Nam còn chịu sự xâm hại của các loài ngoại lai du nhập theo các con đường tự nhiên như: cây mai dương (Mimosa pigra), bọ cánh cứng hại dừa (Brontispa longissima), cây trinh nữ móc (Mimosa diplotricha),...
Theo các quy định pháp luật hiện hành, việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về loài ngoại lai xâm hại đã được quy định cụ thể cho từng bộ ngành, địa phương. Tuy nhiên công tác quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại còn nhiều khó khăn, hạn chế: nhận thức của các cơ quan quản lý và nhân dân về tác hại của sinh vật ngoại lại xâm hại còn hạn chế; quy định về quản lý loài ngoại lai xâm hại tại Luật Đa dạng sinh học còn chung chung. Do vậy, trong thực tế, pháp luật chưa mang tính bao quát, dự báo đến các trường hợp xảy ra trong thực tiễn. Các chế tài xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý loài ngoại lai xâm hại chưa được thống nhất. Nguồn tài chính để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, điều tra, đánh giá, kiểm soát, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại rất hạn chế. Nguồn nhân lực và năng lực để quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. thiếu các kỹ năng nhận dạng và xác định chính xác loài ngoại lai xâm hại; các biện pháp, công nghệ để kiểm soát loài ngoại lai xâm hại còn hạn chế; cần đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại nhưng chưa được thực hiện. thiếu các kỹ năng nhận dạng và xác định chính xác loài ngoại lai xâm hại; các biện pháp, công nghệ để kiểm soát loài ngoại lai xâm hại còn hạn chế.
Do đó, nhằm quản lý tốt các loài ngoại lai xâm hại, Ngày 04 tháng 11 năm 2019, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 10063/VPCP-NN. Theo đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại. Trong đó cần tập trung vào các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về nuôi trồng, phát triển, kinh doanh loài ngoại lai, các biện pháp kiểm soát, hạn chế tác động tiêu cực của loài ngoại lai xâm hại./.
Các tin khác
- Ðảng bộ huyện Vĩnh Thạnh "tự soi, tự sửa"
- VĨNH THẠNH KHỞI CÔNG MÁI ẤM NÔNG DÂN
- KHAI GIẢNG LỚP BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG KẾT NẠP ĐẢNG
- HƯỞNG ỨNG THÁNG THANH NIÊN 2022
- Khai giảng lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội chữ thập đỏ
- Kinh tế Vĩnh Thạnh (TP. Cần Thơ) tăng trưởng khả quan và có sự chuyển dịch cơ cấu tích cực, tạo tiền đề vững chắc cho huyện thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững.