chuyển đổi số

Báo cáo - Thống kê ;baocaothongke

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin địa phương; thongtindiaphuong

Display portlet menu
end portlet menu bar
Quá trình phát triển

Vùng đất cái sắn xưa và nay

14/07/2021 12:27
Màu chữ Cỡ chữ

Xuất phát từ một huyện ngoại thành xa xôi nhất của thành phố Cần Thơ về phía Tây mà dân gian gọi là vùng cái Cái Sắn nằm hai bên bờ sông Cái Sắn giáp huyện Thoại Sơn An Giang, giáp Quận Thốt Nốt, cùng các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Rạch Giá tỉnh Kiên Giang.

Cái Sắn ban đầu thuở xa xưa.

Từ khi có chính sách khai quan, lập ấp của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ thứ 19 cánh đồng rộng lớn giữa các tỉnh Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá chưa khai thác được bao nhiêu, phía Long Xuyên mới đào kênh Thoại Hà thông qua Rạch Giá, hướng Châu Đốc vừa hoàn thành kênh Vĩnh Tế đào từ Châu Đốc đến Hà Tiên, lúc này cánh đồng giáp với Cần Thơ trước khi đào sông Cái Sắn vùng đất là vùng lâm nghiệp, dân cư thưa thớt, động vật hoang dã còn rất nhiều,…

Những năm đầu thế kỷ 20 kênh Thốt Nốt, Ô Môn đã đào xong nối qua Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang hình thành điền tây Cờ Đỏ, một số làng, ấp ra đời như: Thạnh Hòa, Trung Nhất, Thới Thuận, Vĩnh Trinh và Quận Thốt Nốt. Năm 1917 với 2 tổng và 15 làng, khi đó trung tâm huyện Vĩnh Thạnh, chợ Thạnh Quới còn là 1 lung sen vắng vẻ, trong khi đó vùng Cần Thơ đã nhộn nhịp, trừu phú.

Từ 1901-1915 người Pháp tiến hành khai thác lớn cánh đồng điên điển qua việc đào kênh xán Xà No dài 34 km sau đó đào kênh Ngã Bảy mở ngõ cánh đồng sậy khẩn hoang hàng trăm ha đất mới giữa các tỉnh Cần Thơ, Rạch Giá, rút kinh nghiệm từ hiệu quả của cong sông này chính quyền thực dân Pháp tiến hành đào con kênh Cái Sắn theo sáng kiến của một địa chủ người Việt ở Long Xuyên là ông Nguyễn Ngọc Chơn. Nhìn trên bản đồ ta dễ nhận thấy rằng hướng kênh đào song song với kênh Thoại Hà, phần thuộc địa phận tỉnh Long Xuyên 26 km, phần thuộc tỉnh Rạch Giá 28 km, lòng kênh rộng khoảng 30m kênh bắt đầu từ vàm Cái Sắn phía Long Xuyên tới Rạch Sỏi nối với kênh Ông Điển thông qua biển Tây. Đây là con kênh đào có quy mô lớn với mục đích nhằm khai thác một phần cánh đồng tứ giác Long Xuyên.

Nguồn gốc tên Cái Sắn

Do tại vàm Cái Sắn thuở xưa do có nhiều cây Sắn hoặc có cây Sắn cổ thụ nên người đi đường lấy làm cột mốc nên gọi là vàm Cái Sắn rồi sau đó là chợ Cái Sắn, sau khi đào sông kênh xong gọi là kênh Cái Sắn cho toàn tuyến, dần dần địa lý hành chính, dân cư càng mở rộng dân gian gọi là vùng Cái Sắn hay miền Cái Sắn. Từ tháng 2 năm 1922 đến tháng 9 năm 1923 kênh đào được hoàn tất việc đào kênh Cái Sắn có tốc độ nhanh kỷ lục so với kênh xán Xà No mất 3 năm và kênh Ngã Bảy mất 10 năm, kênh đào đã phát huy tác dụng ngay. Vào sâu 5 đến 10 m vào trong cặp hai bên bờ sông có thể trồng lúa được ngay, một số nơi người ta đào kênh Cái Sắn với các kênh sườn vào trong khai thác các cánh đồng trong như kênh Bốn Tổng nối vùng Thạnh Quới với Cờ Đỏ, kênh Ba Thê nối dài kênh Thoại Hà,… phục vụ cho việc tưới tiêu, rửa phèn, chống ngập úng cho vùng.

Do phát huy hiệu quả từ kinh tế sản xuất nông nghiệp thử nghiệm cơ giới hóa, từ 1956-1957 Cái Sắn có 132 máy cày, từ việc đào kênh Cái Sắn-Long Xuyên là tụ điểm thu mua, gom lúa gạo lớn ở Nam Kỳ gần bằng với Cần Thơ, chợ Long Xuyên có những kho trữ lúa gạo đến cả trăm ngàn dạ, tại Thốt Nốt có 3 chành chứa lúa với 40 ngàn dạ, đất đai được mở rộng đòi hỏi sức kéo nên mỗi địa chủ phải nuôi từ 200 đến 300 con trâu mới cung ứng đủ sức kéo cho nông nghiệp.

Chỉ trong thời gian ngắn hàng chục ngàn mẫu đất được tiêu úng, xổ phèn dẫn nước ngọt về trồng lúa nhiều địa chủ, người giàu có chiếm đất mặt tiền lặp chợ, lập thêm làng mới, kênh Cái Sắn đào xong tạo điều kiện tỉnh Rạch Giá có điều kiện phá thế cô lập, tỉnh Long Xuyên đứng hàng thứ 5 ở Nam Kỳ về diện tích lúa do phát huy hiệu quả từ kênh Cái Sắn.

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư phát triển. Từ 1926 lộ Cái Sắn tức Quốc lộ 80 ngày nay được đắp dần và khai thông vào năm 1931, Dọc theo lộ là các phố, chợ được mọc lên như chợ số 2 (Vĩnh Trinh), chợ Láng Sen (Thạnh Quới), chợ Tân Hiệp, chợ Mông Thọ,…dần dần lúa gạo từ sông Cái Sắn được chở về các chành lúa ở Long Xuyên, Thốt Nốt ngày càng nhiều bằng ghe chày, kinh tế phát triển nhiều hộ khá giả cho con lên Long Xuyên hay xuống Cần Thơ học hành do đường lộ từ Long Xuyên-Cần Thơ được khai thông năm 1912.

Tuy nhiên giai đoạn này chỉ khai thác được vùng đất ven kênh, ven lộ chừng 5 đến 6 km vào sâu về phía Tứ giác Long Xuyên mênh mông vẫn còn hoang du tiềm năng chưa được khai thác. Do đó từ 1956 chính quyền Sài Gòn thành lập tuyến dân cư mới từ xã Thạnh Quới huyện Thốt Nốt- Long xuyên đến xã Mông Thọ Kiên Giang gọi là dinh điền Cái Sắn định cư hơn 40 ngàn hộ từ miền Bắc di cư vào, lực lượng dân cư này huy động để đào hàng loạt các con kênh vào sâu bên trong hai bên bờ kênh Cái Sắn từ 1 đến 2 km đào 1 con kênh tới Đòn Dông phía Tây giáp với kênh Thoại Hà, phía Đông giáp Cờ Đỏ, Giồng Riềng phần đất thuộc Long Xuyên nay thuộc Vĩnh Thạnh đào kênh A, B đến G, H. phần đất thuộc Kiên Giang đào các con kênh Zero đến kênh 9, kênh 10, có thể hình dung kênh Cái Sắn cặp Quốc lộ 80 như một trục xương sống nối liền với các xương sườn ở hai bên sâu vô 12 km với 30 con kênh lớn nhỏ, dọc theo 2 bờ kênh sườn là xóm ấp, họ đạo mỗi hộ dân được canh tác 3 ha.

Qua nhiều lần khai mở vùng Cái Sắn khẳng định là vùng sản xuất nông nghiệp của An Giang, Kiên Giang lúc bấy giờ, đây cũng là nơi ứng dụng kỹ thuật với việc sử dụng giống lúa ngắn ngày gọi là lúa thần nông IR5, IR7, IR8, IR72. Vùng Cái Sắn trước đây thuộc tỉnh An Giang sau ngày giải phóng là cơ quan hành chính huyện Thốt Nốt tỉnh Hậu Giang –Cần Thơ theo xu thế đổi mới nhiều mô hình sản xuất mới ra đời như mô hình sạ khô, sạ hàng, mô hình 3 giảm, 3 tăng, các khâu chăm sóc và sản xuất ngày càng được cơ giới hóa góp phần giảm chi phí, sức lao động nâng cao chất lượng góp phần cho vùng Cái Sắn là điểm sáng về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang- Cần Thơ trong suốt thời gian dài.

Sự chuyển mình mạnh mẽ

Theo sự phát triển của lịch sử vào ngày 01 tháng 01 năm 2004 tỉnh Cần Thơ tách ra thành lập thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang, sau đó là huyện Vĩnh Thạnh được thành lập tách ra từ huyện Thốt Nốt, đây là sự kiện lớn đánh dấu bước ngoặt phát triển song còn có ý nghĩa vô vàng của người dân vùng Cái Sắn nói riêng, huyện Vĩnh Thạnh nói chung với diện tích 29.759,06

ha dân số 115.550 nhân khẩu, huyện lỵ nằm ở thị trấn Vĩnh Thạnh, các đơn vị hành chính thuộc huyện gồm 11 xã, thị trấn, với sự tập trung nổ lực của toàn Đảng bộ hơn 10 năm ra đời cũng còn nhiều khó khăn, nhưng huyện mới Vĩnh Thạnh đáng ghi nhận tốc độc tăng trưởng kinh tế 5 tháng đầu năm 7,15%, thu nhập bình quân 510 USD, phấn đấu 2014 hộ nghèo còn 3,1%, nông nghiệp là sản xuất chính của huyện,….

Dọc theo Quốc lộ 80 là những khu dân cư san sát, chợ phố mới xây nhộn nhịp không khí sinh hoạt giao thương, dưới dòng Cái Sắn không ngớt tàu ghe xuôi ngược đầy hàng hóa, ......nào khu Trung tâm hành chính, Trung tâm Thương mại huyện đang hoàn thiện dần, con đường bốn tổng một ngàn đã hoàn thành và đã thông xe qua huyện Cờ Đỏ-Thới Lai do đó lộ trình Vĩnh Thạnh về thành phố Cần Thơ hay qua Vị Thanh rút ngắn đáng kể. Bây giờ đi vào các xã vùng sâu rất dễ nhận thấy sự thay da đổi thịt của một vùng quê ngoại thành năng động, những con đường nông thôn rải nhựa thênh thang nối dài, những xóm, ấp nông thôn cho thấy sức sống mới lan tỏa khắp nơi trong việc xây dựng nông thôn mới ngày nay, Sau hơn 100 năm khai mở vùng Cái Sắn-Vĩnh Thạnh một phần cơ thể của thành phố Cần Thơ đang tăng tốc đi lên từng ngày, sự chuyển mình và sự phát triển nhanh, mạnh về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội chính là cơ sở để huyện Vĩnh Thạnh tiếp tục ngày càng phát triển vươn lên.

Nguyễn Thanh Hoài Sưu tầm

Thông tin Đảng - Đoàn thể;thongtindangdoanthe

Display portlet menu
end portlet menu bar